Tác hại của loài gián có lẽ nhiều người đã biết, còn cách phòng chống loài gián bạn đã biết chưa ? Bạn hãy cũng PCS Việt Nam tham khảo và phòng chống loài này nhé
Tác hại của loài gián :
Gián sống tại những nơi ô nhiễm nên khả năng truyền bệnh khá cao
Gián nhà gây hại cho sức khỏe con người và gây ra những khó chịu nhất định trong sinh hoạt hàng ngày do chúng là loài côn trùng sống ở những nơi ô nhiễm bẩn thỉu, khi tiếp xúc chúng làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, và có thể xâm nhập, gặm nhấm dẫn đến làm hư hại các vật dụng hàng ngày như quần áo, các loại vải, sách vở, tài liệu, báo chí…Chúng không những ăn mà còn đồng thời thải ra những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và thải phân rải rác khắp mọi nơi. Chất bài tiết của gián, chất nôn mửa từ miệng gián, và mùi hôi đặc trưng trên các tuyến trên cơ thể của gián gây ra rất nhiều khó chịu và tồn tại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã để lại dấu ấn. Mùi hôi của gián đã làm con người cảm thấy quá khó chịu và phiền hà, thậm chí có thể gây ra dị ứng cho một số người khi thường xuyên tiếp xúc với chúng.
Chúng trú ẩn trong nhà, di chuyển từ nhà này qua bên nhà khác, bò qua các cống rãnh, bãi rác, WC nên rất mật vệ sinh.
. Chúng ăn tạp, cả đồ ăn của con người lẫn chất thải và mang mầm bệnh theo tấn công con người. Chúng là tác nhân trung gian truyền các loại bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt… Bên cạnh đó, chúng còn mang theo các loại trứng giun gây bệnh đường ruột, gây ra các kích thích như dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.
Cách phòng chống loài gián :
Cải tạo môi trường xung quanh nhà ở, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nhà cửa để hạn chế tối đa những nơi bẩn thỉu làm nơi trú ẩn cho chúng. Ở những căn nhà riêng biệt, việc phòng, chống gián thu được hiệu quả dễ dàng hơn là ở những căn hộ liền kề vì sau khi diệt được gián ở trong nhà, gián ở ngoài nhà có thể bay vào nhà, nơi có nhiệt độ ấm áp. Ở các ống nước, nơi để áo quần, thực phẩm… là chỗ gián thường xuyên trú ẩn.
Nhà dù sạch sẽ đến đâu cũng vẫn có gián, khi thấy gián con và tổ trứng gián thì đó là nơi đã có ổ và là nơi phát triển lâu dài của gián. Chúng thường làm ổ ở các kẽ chân tường, khe hở đồ gỗ gia dụng và những nơi tương tự như vậy. Giàn nhà có thể được phát hiện vào ban đêm bằng cách dùng ánh sáng đèn rọi. Bạn hãy chú ý dọn dẹp sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa hàng ngàyt; đậy kín các loại đồ ăn, bảo quản trong tủ lưới hoặc tủ lạnh, dọn dẹp sạch sẽ những mẩu thức ăn thừa hoặc các chất hữu cơ rơi vãi trong nhà; đóng chặt thùng đựng rác và thường xuyên đổ rác; lau chùi khô ráo nền nhà, tránh ẩm thấp.
Thường xuyên kiểm tra các chăn chiếu, khăn trải giường, quần áo bẩn, thùng đựng rác và các vật dụng bằng gỗ, giá đựng sách, tủ gỗ, giường… để tìm và diệt trứng gián và diệt gián trước khi mang vào nhà. Mối nối sàn nhà bị hở cần được làm kín, khe tủ đựng vật dụng, đồ dùng và kẽ cửa; lấp kín các rãnh nước bẩn, mất vệ sinh…
Có thể sử dụng thêm mồi bẫy gián để nhử hoặc hóa chất có tác dụng xua đuổi. Vì vậy biện pháp diệt gián bằng hóa chất chỉ là giải pháp tình thế tạm thời, cần thực hiện phối hợp với các biện pháp vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện sạch sẽ nhà ở mới có tác dụng hiệu quả.
Hy vọng bạn đã hiểu thêm về Tác hại và cách phòng chống loài gián và chọn được cách ứng phó phù hợp cho mình